CẤU TRÚC VĨ MÔ VÀ NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
CHƯƠNG
2
CẤU TRÚC VĨ MÔ VÀ NHỮNG MỤC TIÊU CƠ BẢN
CỦA
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
I.
CẤU TRÚC VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Tiếp cận theo yếu tố cấu thành hoạt động
kinh tế
2. Tiếp cận theo các loại chủ thể hoạt động kinh tế
2.1. Khái niệm
Chủ
thể hoạt động kinh tế chính là người mua và bán trên thị trường.
2.2. Các chủ thể kinh tế thị
trường
Để phân tích một cách cụ thể hơn vai
trò của các thể chế của hệ thống kinh tế hỗn hợp, các nhà kinh tế đã chia tất
cả các tác nhân trong nền kinh tế thành 4 nhóm, nhằm giải thích hành vi và
phương thức thực hiện các chức năng chủ yếu của từng nhóm, đó là:
- Người tiêu dùng: Là tất cả các cá nhân và hộ gia
đình, họ mua hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn những nhu cầu thực phẩm, quần áo,
dịch vụ đi lại,…
-
Các doanh nghiệp
-
Người nước ngoài
-
Chính phủ
2.3. Cơ hội can thiệp của Nhà nước vào nền KTQD qua chi
tiêu của Chính phủ
a. Bằng tiêu dùng của Chính phủ, Nhà nước có thể hướng dẫn
toàn xã hội theo hướng tối ưu.
b. Bằng tiêu dùng
của Chính phủ Nhà nước có thể điều tiết sản xuất xã hội
Chính phủ là một chủ thể
kinh tế quan trọng, là người tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ lớn của quốc gia. Ở
hầu hết các nước, tỷ lệ chi tiêu của Chính phủ so với tổng sản lượng có khuynh
hướng tăng theo thời gian.
3. Tiếp cận theo một số giác độ khác
Theo
các giác độ khác, cấu trúc vĩ mô của nền KTQD gồm các khâu, các ngành, các bộ
phận như sau:
a.
Theo các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng
Sản xuất - Lưu thông - Tiêu dùng
b.
Theo các ngành cấu thành nền KTQD, gồm:
Công
nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải,…
c.
Theo nguồn lực tạo nên của cải vật chất, có: tài nguyên, dự trữ quốc gia, kết
cấu hạ tầng, doanh nghiệp,…
II.
NHỮNG MỤC TIÊU VĨ MÔ CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1. Có sự tăng trưởng bền
vững
Tăng trưởng bền vững là sự tăng
trưởng ổn định, liên tục.
Cơ sở của sự tăng trưởng ổn định là cơ
sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, là các thành tựu tiến bộ chung khác của
toàn xã hội, tạo nên một xã hội, được gọi là xã hội phát triển.
Sự
tăng trưởng kinh tế được đo bằng các chỉ tiêu sau đây:
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP - Gross
National Product)
Tổng
sản phẩm quốc nội (GDP - Gross Domestic Product)
Sản phẩm
quốc dân ròng (NNP - Net National
Product)
Sản phẩm quốc nội ròng ( NDP - Net Domestic
Product)
Thu nhập
quốc dân ( Y - National Income)
Thu nhập
khả dụng (YD - Dispossible Income)
Chúng được chia thành hai nhóm:
Nhóm 1: Theo lãnh thổ
là GDP - NDP.
Nhóm 2: Theo quyền sở
hữu là GNP - NNP - Y - YD.
1.1.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
1.1.1. Khái niệm
"GNP
là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công
dân một nước SX ra trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm".
Sản phẩm trung gian là những loại sản
phẩm được dùng làm đầu vào cho sản phẩm khác và chỉ sử dụng một lần trong quá
trình sản xuất.
Sản phẩm cuối cùng là những loại sản
phẩm còn lại ngoài sản phẩm trung gian. Xét về công dụng, những sản phẩm này
dùng để đáp ứng nhu cầu cuối cùng của nền kinh tế, đó là nhu cầu tiêu dùng, đầu
tư và xuất khẩu.
Mỗi loại sản phẩm đều có thể đóng vai
trò là sản phẩm trung gian hoặc sản phẩm cuối cùng tuỳ theo mục đích sử dụng
của con người. Chẳng hạn, khi dùng cá tươi, điện,… để làm thành cá đóng hộp thì
phần cá, và điện đó là sản phẩm trung gian. Nhưng nếu cá tươi và điện được dùng
để nấu ăn hoặc để xuất khẩu thì phần cá và điện này lại là sản phẩm cuối cùng
của nền kinh tế.
Giá
trị sản phẩm cuối cùng:Tổng giá trị sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra được gọi là tổng xuất lượng (Gross Output)
Do giá cả là một
thước đo co dãn. Lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do vậy, GNP
tính bằng tiền có thể tăng nhanh chóng khi giá trị thực của tổng sản phẩm tính
bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng rất ít.
Để khắc phục nhược điểm này, các nhà
kinh tế thường sử dụng cặp khái niệm:
- GNP
danh nghĩa ( GNPn), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra
trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.
- GNP
thực tế (GNPr), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong
một thời kỳ, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.
Cầu nối giữa GNPn và GNPr là chỉ số giá cả, còn gọi là chỉ số lạm phát (D) tính theo GNP.
Chỉ tiêu GNPn và
GNPr thường được dùng cho các mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn
nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng, người ta thường dùng GNPn; khi cần
phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng GNPr.
1.1.2. Cách tính GNP
GNP có mối quan hệ chặt chẽ với GDP,
vì vậy muốn tính GNP phải tính được GDP.
1.2. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
1.2.1. Khái niệm
"GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền
của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được SX ra trên lãnh thổ một nước tính trong
khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm".
Lãnh thổ một nước: GDP
thể hiện mức SX đạt được do tất cả đơn vị thường trú ở một nước không phân biệt
quốc tịch.
1.2.2. Phương pháp tính GDP
Mục đích: Tìm cách tính GDP
theo mức giá của từng năm, và trong mức giá đó có cả thuế gián thu mà các doanh
nghiệp đã cộng và giá bán sản phẩm.
a. Các khái niệm cơ bản
- Khấu hao (De): Là khoản tiền dùng để
bù đắp giá trị hao mòn của TSCĐ. TSCĐ : Là những loại
tài sản có giá trị lớn (>10 triệu VND), được sử dụng trong thời gian dài (tức
sử dụng được nhiều lần).
- Đầu tư (I) : Là lượng tiền
mua sắm tư bản mới, gồm: đầu tư cố định vào kinh doanh, đầu
tư cố định vào nhà ở và đầu tư vào hàng tồn kho (như máy
móc, thiết bị, nhà xưởng,… cộng với chênh lệch tồn kho):
Chênh lệch tồn kho = tồn kho cuối năm - tồn kho đầu năm
(Hàng tồn kho hay hàng dự trữ là những
hàng hóa hiện được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này)
- Tiêu dùng(C): Là lượng tiền
mà hộ gia đình dùng để mua hàng tiêu dùng (quần áo, thực phẩm,…).
C được chia thành 3 bộ phận chủ yếu:
hàng mau hỏng (như quần áo, thực phẩm,...), hàng lâu bền (ô tô, ti vi,...) và
dịch vụ (cắt tóc, khám bệnh,...).
- Tiết
kiệm(S): Là
phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng.
- Thuế (TA): Là nguồn thu quan trọng nhất của Chính phủ. Thuế có
hai loại: Trực thu và gián thu.
+ Thuế trực thu (Td): trực tiếp đánh
vào thu nhập của các thành phần
dân cư.
dân cư.
Các loại thuế trực thu phổ biến là
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế lợi tức) đánh vào lợi
nhuận của các doanh nghiệp, thuế di sản hay thuế thường để đánh vào tài sản
thừa hưởng được do người chết để lại, “thuế cộng đồng” (community charge) đánh
vào người dân sống tại 1 địa phương, dùng để chi tiêu cho các công trình công
cộng.
+ Thuế gián thu (Te):
Gián tiếp đánh vào thu nhập, người mua hàng là người chịu thuế.
- Chi tiêu của
Chính phủ: Bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ (G) và chi chuyển
nhượng(TR).
+ Chi mua hàng hóa và dịch vụ của CP
là những khoản chi tiêu của Chính phủ được đáp ứng lại bằng một lượng hàng hóa hay
dịch vụ nào đó. Thường gồm 2 loại chi cho tiêu dùng (Cg), chi cho đầu tư (Ig)
+ Chi chuyển nhượng: là những khoản
chi tiêu của Chính phủ không đòi hỏi bất cứ lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đối
lưu trở lại.
Chi chuyển nhượng là các khoản Chính
phủ dùng để trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp thương binh và gia đình
liệt sĩ, trợ cấp học bổng cho sinh viên, trợ cấp người nghèo, bù lỗ cho các
doanh nghiệp quốc doanh,…
- Xuất
khẩu (X): Là lượng tiền thu được do bán hàng hóa và dịch vụ ra nước
ngoài.
- Nhập
khẩu (IM): Là lượng tiền dùng để mua hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài.
Tổng giá trị xuất nhập khẩu gọi là
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.
- Tiền lương(W): Là lượng
thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động.
- Tiền thuê (r): Là khoản thu nhập có
được do cho thuê đất đai nhà cửa và các loại tài sản khác.
Thực chất gồm hai phần: Khấu hao
tài sản cho thuê và phần lợi tức của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên,
người ta gộp cả lại vì tách hai phần này rất phức tạp.
- Tiền
lãi (i): Là thu nhập nhận được do cho vay tính theo một mức lãi suất
nhất định.
- Lợi
nhuận (P - P): Là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí.
b. Dòng chu chuyển kinh
tế
Trong đó:
* Dòng giá trị hàng hóa và dịch vụ
Giá
trị gia tăng (VA): Là lượng gia tăng trong giá trị của hàng hoá do kết quả của
quá trình sản xuất.
VA = Giá trị sản lượng của DN - Giá trị sản phẩm trung gian
VA
bao gồm: Khấu hao (De), tiền lương (W), tiền thuê (r), tiền lãi (i), thuế gián
thu (Te) và lợi nhuận ( Õ).
*
Dòng chi tiêu
- Chi mua hàng hóa và dịch vụ của hộ
gia đình(C), trả cho các doanh nghiệp.
-
Chi đầu tư của Doanh nghiệp (I): gồm khấu hao(De), đầu tư ròng (In).
- Chi mua của Chính phủ (G): gồm chi cho tiêu
dùng(Cg) và chi cho đầu tư (Ig), không bao gồm các khoản chi chuyển nhượng
(TR).
-
Chi tiêu của nước ngoài mua hàng hóa sản xuất trong nước (X); chi phí
của người trong nước mua hàng hóa của người nước ngoài (IM).
Tổng chi tiêu = C + I + G + X- IM
* Dòng thu nhập
Tổng thu nhập = r + W + i + P + De + Te
c. Phương pháp tính GDP
Từ dòng chu chuyển gợi cho ta 3 cách
tính khối lượng hoạt động kinh tế, có thể tính theo:
(1) Giá
trị của các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra (GTGT)
(2) Mức thu nhập từ các yếu tố sản
xuất (lưồng phân phối hay thu nhập)
(3) Giá trị của khoản chi tiêu cho
hàng hóa và dịch vụ (Luồng chi tiêu hoặc luồng sản phẩm).
Theo định nghĩa về GDP và lý luận
trên, ta có:
* GDP theo phương pháp sản xuất hay giá trị gia tăng
GDP = å VAi
Với VAi
là suất lượng của DNi - Chi phí trung gian DNi.
* Phương pháp phân phối hay theo luồng thu nhập
GDP = r + W + i + P + De + Te
* Tính theo phương pháp chi tiêu hay luồng sản phẩm
GDP = C + I + G + X- I M
Tóm lại:
- Cả ba phương pháp phải cho cùng một kết quả.
- Nếu kết quả khác nhau là
do dữ liệu thu thập không chính xác.
- Một số khó khăn khi tính
GDP ở Việt Nam.
+ Một là, hiện tượng trốn
thuế - khai báo giảm về kết quả sản xuất.
+ Hai là, Doanh nghiệp quá
nhỏ không có hệ thống sổ sách.
+ Ba là, phải ước tính sản
phẩm tự cung cấp nên rất khó chính xác.
+ Bốn là, phương pháp thu thập số liệu
không tốt và cán bộ thống kê không làm hết trách nhiệm,...
d. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GDP , GNP, mối quan
hệ giữa chúng và cách tính GNP từ GDP
*
Ý nghĩa
GDP
nói lên hiện thực kinh tế trên lãnh thổ quốc gia, chưa nói đến chủ thể của hiện
thực đó. Qua GDP người ta biết được trên một quốc gia nào đó, thực lực kinh tế
có được bao nhiêu.
Trái
lại, GNP nói lên thực thu kinh tế của một nước, khả năng thật về kinh tế của
công dân nước đó, bởi vì GDP không bao gồm kết quả của hoạt động của công dân
nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
Nếu
GDP > GNP, có nghĩa là vai trò quốc tế về kinh tế của nước nhà không cao so
với vai trò kinh tế quốc tế tại nước nhà (sức mạnh kinh tế của nước nhà còn
yếu).
Nếu
GDP < GNP thì ngược lại.
Þ Mối quan hệ GDP và GNP:
GNP = GDP + là thu nhập ròng từ nước ngoài
Thu nhập ròng từ nước ngoài = Thu nhập từ các yếu tố XK
- Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu
Þ Vì GNP bao gồm GDP và phần chênh
lệch về tài sản từ nước ngoài nên GNP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn
về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của một nước có thể mua được.
Còn GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ
được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân. Điều này giải thích vì sao
các thống kê của NHTG thường đưa ra các ước tính về GNP, trong khi các nước
tính bình quân đầu người lại dùng GDP.
1.3. Từ tổng sản phẩm quốc dân đến sản phẩm quốc dân
ròng (NNP)
-
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP - Net
National Product): Phản ánh phần giá trị mới sáng
tạo, do công dân một nước sản xuất ra.
NNP = GNP - De
Giá trị mới sáng tạo là phần giá trị mới được tạo ra trong quá trình sản
xuất sản phẩm. Nó không kể đến giá trị sản phẩm trung gian và KH TSCĐ được
chuyển dịch vào giá trị sản phẩm, vì phần này được tạo ra từ giai đoạn sản xuất
trước đó (Trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân, khấu hao được gọi là tiêu hao tư bản cố định (xấp xỉ
10%GNP), vì khấu hao tư bản là chi phí để sản xuất sản phẩm cho nền kinh tế. Do
đó, một số nhà kinh tế cho rằng NNP là chỉ tiêu tốt hơn để phản ánh phúc lợi
kinh tế).
1.4. Thu nhập quốc dân (Y)
- Thu nhập
quốc dân(Y):
Phản ánh mức thu nhập mà
công dân một nước tạo ra, không kể phần tham gia của Chính phủ (chủ yếu dưới
dạng thuế gián thu, chiếm khoảng 10%NNP, phần này tạo ra sự chênh lệch giữa giá
người tiêu dùng trả cho hàng hóa và giá mà doanh nghiệp nhận được. Vì DN không
bao giờ nhận được phần chênh lệch về thuế này, nên nó không phải là thu nhập
của DN, vì vậy sau khi đã trừ Te khỏi NNP ta thu được Y)
Y = NNPmp - Te = GNP - De - Te
Một số nhà kinh tế cho rằng thuế gián
thu (Te) chỉ có tác dụng làm tăng giá sản phẩm. Có khi thu nhập tạo ra là không
đổi nhưng do CP tăng thuế làm cho giá TT tăng và do đó làm tăng NNP theo giá
thị trường. Vì vậy, chỉ tiêu NNP theo giá TT không phản ánh đúng đắn thu nhập
do công dân một nước tạo ra. Từ đó hình thành chỉ tiêu “Thu nhập quốc dân Y”. Y
cho biết mọi người trong nền KTQD kiếm được bao nhiêu thu nhập.
1.5. Thu nhập khả dụng
(YD)
Là thu nhập cuối cùng mà dân chúng có toàn
quyền sử dụng theo ý thích cá nhân.
YD = Y - Td + TR
1.6. Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
Tốc
độ tăng trưởng là % tăng GDP hoặc GNP hàng năm. Tốc độ đó được đánh giá trong
sự so sánh với:
-
Tiềm năng kinh tế của đất nước.
-
Tốc độ tăng dân số: Nếu tiềm năng lớn, tốc độ tăng dân số cao thì tốc độ tăng
trưởng phải cao.
- Cách tính các chỉ tiêu về tốc độ tăng:
Tốc độ tăng hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau so với năm trước.
Trong đó: Vt là
tốc độ tăng của một chỉ tiêu nào đó năm t.
- Tốc độ tăng bình quân:
2. Sự tăng trưởng của nền kinh tế dựa trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề
kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Để có được cơ sở cho sự tăng trưởng bền vững, trên tầm vĩ
mô, nền kinh tế còn phải phấn đấu đạt được các mục tiêu về công nghiệp hóa hiện
đại hóa nền kinh tế, thể hiện trên các mặt sau đây:
- Trình độ tập trung hóa lực lượng sản xuất một cách tối
ưu.
- Trình độ chuyên môn hóa và các hình thức thống nhất mối
liên hệ sản xuất liên ngành một cách có hiệu lực nhất.
- Trình độ phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ hợp lý
nhất.
- Tạo dựng được cơ sở nguyên liệu hùng hậu hoặc thiết lập
được quan hệ quốc tế vững mạnh nhằm giải quyết chủ động vấn đề nguyên liệu.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trình độ cơ khí hóa, tự
động hóa cao,…
- Xây dựng được kết cấu hạ tầng hùng hậu cho sản xuất và
cho đời sống.
3. Ổn
định kinh tế - xã hội
3.1. Giải
quyết tốt vấn đề việc làm
Thể hiện ở:
- Tỷ lệ người thất nghiệp thấp nhất
(gần xấp xỉ với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên), thể hiện khả năng lớn trong việc
giải quyết việc làm của xã hội.
- Hệ số sử dụng quỹ thời gian lao động
trong năm cao nhất so với tổng quỹ cần sử dụng.
- Sự chênh lệch về hệ số sử dụng quỹ
thời gian lao động của các loại lao động xã hội không lớn.
- Tạo được điều kiện làm việc tốt.
3.2. Thực hiện được sự phân
phối công bằng
Phân
phối công bằng thể hiện ở các mặt sau đây
-
Phân phối lợi nhuận công ty giữa các cổ đông
-
Phân phối thu nhập tập thể giữa các thành viên cùng lao động.
-
Phân phối thu nhập giữa chủ và thợ trong các quan hệ lao động làm thuê.
-
Phân phối lợi ích giữa người sử dụng công sản với chủ nhân công sản đó là toàn
xã hội, nhà nước là đại diện.
-
Phân phối cơ hội làm kinh tế giữa mọi thành viên trong xã hội.
3.3. Góp phần đáng kể cho phúc
lợi xã hội
4. Giải quyết tốt vấn đề giá
cả
-
Sự hợp lý về tỷ giá giữa các loại sản phẩm, dịch vụ.
-
Sự bình ổn vật giá
-
Sự ổn định tỷ giá hối đoái.
-
Cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
III.
SỰ CẦN THIẾT CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM CÁC MỤC TIÊU TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN
Để đạt
được các mục tiêu trên, cần có nhà nước vì:
1. Mâu thuẫn giữa tính toàn diện của mục tiêu
vĩ mô với tính phiến diện của mục tiêu
vi mô
-
Tính toàn diện của mục tiêu vĩ mô thể hiện ở chỗ, kết quả đạt được trên giác độ
toàn xã hội phải là kết quả cuối cùng, thực sự có giá trị sử dụng. Còn đối với
doanh nghiệp, họ chỉ cần bán được sản phẩm và có lợi nhuận là đạt được mục đích
kinh doanh. Tuy nhiên trên giác độ toàn bộ nền KTQD, kết quả mỗi doanh nghiệp
chỉ là bán thành phẩm không cấu thành GDP.
-
Mục tiêu vĩ mô còn thể hiện ở chỗ, mục tiêu vĩ mô không chỉ là mục tiêu kinh tế
mà còn là mục tiêu xã hội, trong khi đó, các doanh nhân theo đuổi mục tiêu vi
mô chỉ quan tâm đến hiệu quả kinh tế mà thôi.
2. Mâu thuẫn giữa tính toàn xã hội của mục
tiêu vĩ mô với tính cá nhân của mục tiêu kinh tế vi mô
Đó
là mâu thuẫn giữa một bên là doanh nhân chạy theo lợi ích cá nhân, bóc lột tài
nguyên, với một bên là nhà nước luôn đứng về phía lợi ích quốc gia, tìm mọi
cách bảo vệ và phát triển nguồn lợi.
3. Mâu thuẫn giữa tính lâu dài của mục tiêu
vĩ mô với tính hiện hữu của mục tiêu vi mô
No comments :
Post a Comment